Khởi động chiến dịch giành vé dự gala Hương vị Úc 2025
Theo hai nguồn tin, Nga đã đưa cho Mỹ một danh sách các yêu cầu để đạt được thỏa thuận chấm dứt chiến sự với Ukraine và thiết lập lại quan hệ với Washington. Dù vậy, thông tin chi tiết vẫn chưa rõ ràng.Động thái này diễn ra sau khi Washington đề xuất một thỏa thuận ngừng bắn trong 30 ngày, nhằm tiến tới chấm dứt cuộc xung đột giữa Kyiv và Moscow, mà đến nay đã kéo dài hơn 3 năm.Các nguồn tin cho biết các quan chức Nga và Mỹ đã thảo luận chi tiết về các điều khoản trong ba tuần qua... Họ mô tả các điều khoản của Điện Kremlin là “trải rộng” và tương tự như các yêu cầu mà Nga đã đưa ra trước đó cho Ukraine, Mỹ và NATO.Những đòi hỏi trước đó bao gồm Ukraine không gia nhập NATO, không triển khai quân đội nước ngoài ở Ukraine, cũng như quốc tế công nhận bán đảo Crimea cùng bốn tỉnh là Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia thuộc về Nga.Ngày 11.3 Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông sẽ đồng ý ngừng bắn trong 30 ngày như một bước đầu tiên hướng tới các cuộc đàm phán hòa bình.Chưa có gì chắc chắn về khả năng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ cam kết đối với một thỏa thuận tiềm năng như vậy.Chính quyền Tổng thống Donald Trump chưa giải thích cách tiếp cận các cuộc đàm phán với Moscow. Hai bên đang tham gia vào hai hướng thảo luận riêng biệt: một là về việc thiết lập lại quan hệ Nga-Mỹ và một là về một thỏa thuận hòa bình Ukraine.Những chuyển động ngoại giao tiếp diễn trong bối cảnh Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã giành lại quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ do quân đội Ukraine nắm giữ ở tỉnh Kursk, phía tây nước Nga.
3 kiểu mũ che tai siêu ấm khiến hội chị em mê mệt vì không đụng hàng
Khu vực miền Bắc, giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở duy nhất tại Hà Nội, lên 63.000 đồng/kg cao nhất cả nước, ngang với giá của Công ty CP Việt Nam. Các địa phương còn lại duy trì mức từ 61.000 - 62.000 đồng/kg.
Vì sao người dùng trả lại Apple Vision Pro?
Thông tin được Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết tại hội nghị sơ kết thực hiện triển khai lớp học số do Sở này tổ chức vào sáng nay, 9.1. Năm học 2022-2023, lần đầu tiên TP HCM tổ chức thí điểm lớp học số môn tin học, tiếng Anh ở 2 trường tiểu học với mục đích giải quyết tình trạng thiếu giáo viên khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trường tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ) và Trường tiểu học Trung Lập Thượng (huyện Củ Chi) là hai trường được chọn để thực hiện thí điểm từ học kỳ 1 năm học 2022-2023. Đây cũng là những trường có địa bàn xa trung tâm, thiếu giáo viên tin học và tiếng Anh nhưng lại khó tuyển dụng cũng như điều chuyển giáo viên từ các nơi khác do đặc thù là địa bàn ở vùng xa. Tổng cộng 104 tiết tiếng Anh và 62 tiết tin học đã được tổ chức bằng hình thức lớp học số tại 2 ngôi trường này.Từ học kỳ 2 của năm học 2023 - 2024, mô hình lớp học số được mở rộng đối tượng học sinh tham gia tiết học - gồm học sinh của 2 huyện Mường Khương và Si Ma Cai (Lào Cai). Trong đó, mô hình lớp học số giải quyết bài toán thiếu giáo viên các môn âm nhạc, mỹ thuật, ngoại ngữ, tin học tại các trường ở khu vực vùng sâu, vùng xa, hải đảo…Lớp học số không chỉ được tổ chức với sự hỗ trợ của trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số thành phố ở tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP.HCM), Trung Lập Thượng (huyện Củ Chi, TP.HCM), tỉnh Lào Cai (giáo viên dạy tại trường quay hiện đại tại thành phố, tương tác, kết nối trực tiếp với học sinh ở các điểm trường) mà còn được thực hiện theo mô hình 1-1. Tức là giáo viên dạy qua máy tính trực tuyến từ một trường học tại TP.HCM hỗ trợ một trường ở tỉnh bạn. Cách làm này có 14 giáo viên của 6 trường TP.HCM tham gia dạy, thực hiện 34 tiết. 8 trường tiểu học ở tỉnh bạn được hỗ trợ gồm Cao Văn Ngọc, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Tung Chung Phố, tỉnh Lào Cai và các trường ở tỉnh Điện Biên như thị trấn Mường Áng, Tả Sìn Thàng; Nậm Chua; Quảng Lâm; Phì Nhừ.Trong năm học 2024-2025 này, Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục hỗ trợ triển khai lớp học số môn tiếng Anh cho một số trường ở các địa phương trên. Có 47 giáo viên của 8 trường tiểu học tham gia, thực hiện được 271 tiết học để hỗ trợ 8 trường ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; tỉnh Lào Cai và tỉnh Điện Biên đã nêu ở trên.Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết trong thời gian tới TP.HCM tiếp tục hướng dẫn các trường tích cực phối hợp với phòng chuyên môn và trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số thành phố hỗ trợ, xây dựng các tiết dạy với đội ngũ giáo viên giỏi, nội dung có chất lượng cao nhất, sử dụng công nghệ tiên tiến để học sinh cảm thấy hứng thú trong học tập với nhiều phương pháp mới, năng động.Sở cũng sẽ có nhiều đợt đánh giá, góp ý, rút kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, chuyên môn giảng dạy và nền tảng hỗ trợ. Đồng thời làm sao để lớp học số không chỉ hỗ trợ học sinh tiểu học ở các địa phương khó khăn của TP.HCM và các tỉnh xa mà còn hỗ trợ chính các trường tiểu học ở các địa phương trên toàn thành phố đang thiếu các giáo viên tin học, mỹ thuật, âm nhạc, tiếng Anh…
Tại họp báo thường kỳ chiều 13.2, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Việt Nam phối hợp với Mỹ như thế nào trong vấn đề Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra quyết định trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, trong đó có người Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, thời gian qua, việc tiếp nhận công dân Việt Nam bị Mỹ trục xuất dựa trên thỏa thuận nhận trở lại công dân đã được hai nước ký kết. Hai nước đã có sự phối hợp chặt chẽ, nhanh chóng về vấn đề này."Việt Nam sẵn sàng hợp tác tiếp tục chặt chẽ với Mỹ về nhận trở lại công dân trên cơ sở hiệp ước đã ký, mong Mỹ tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam cư trú, để có thể đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của Mỹ và phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Mỹ vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững", bà Hằng khẳng định.Theo bà Hằng, Việt Nam ủng hộ và tạo điều kiện để công dân Việt Nam sinh sống làm việc học tập ở nước ngoài trên cơ sở tuân thủ các quy định luật pháp Việt Nam, sở tại và quốc tế."Chúng tôi mong Mỹ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam tại Mỹ hội nhập, đóng góp vào phát triển thịnh vượng của Mỹ và đóng góp vào sự phát triển của quan hệ hai nước", bà Hằng nói.
Nhiều tuyến đường ở vùng biên xuống cấp
Mới đây, trong cuộc gặp mặt giới truyền thông, bác sĩ của Bệnh viện Vinmec đã trả lời câu hỏi: "Xuân Son có được hỗ trợ tài chính hoặc tài trợ một phần chi phí điều trị từ tổ chức thể thao hay các đối tác của Vinmec không?". Bác sĩ Trần Trung Dũng – người mổ cho Xuân Son cho biết: "Hiện tại, chúng tôi - bao gồm Vinmec, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và CLB Nam Định - đang dồn toàn bộ nguồn lực để tập trung vào việc điều trị và đảm bảo quá trình hồi phục của cầu thủ đạt chất lượng tốt nhất trong thời gian sớm nhất. Các vấn đề khác sẽ được chúng tôi cùng trao đổi và giải quyết sau khi ưu tiên quan trọng nhất này được hoàn thành".Còn ông Trần Quốc Tuấn – Chủ tịch VFF cũng khẳng định VFF sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ Nguyễn Xuân Son trong quá trình hồi phục. Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn đã gửi lời cảm ơn tới bác sĩ Trần Trung Dũng, Giám đốc Chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình và Cơ xương khớp, Hệ thống Y tế Vinmec và ê kíp bác sĩ phẫu thuật đã tận tâm điều trị cho Nguyễn Xuân Son, đồng thời tin tưởng với sự chăm sóc y tế tốt nhất, Xuân Son sẽ sớm hồi phục và trở lại sân cỏ.Các bác sĩ của Vinmec cũng nhấn mạnh: "Mặc dù phẫu thuật thường được coi là yếu tố quyết định, nhưng với các VĐV, điều này chưa hoàn toàn chính xác. Phẫu thuật và chẩn đoán chính xác chỉ chiếm khoảng 10%, trong khi 90% khả năng trở lại thi đấu chuyên nghiệp phụ thuộc vào quá trình phục hồi hậu phẫu. Chính những phương pháp phục hồi chuyên sâu, từ vật lý trị liệu đến việc tối ưu hóa chế độ dinh dưỡng và luyện tập, mới là yếu tố then chốt giúp VĐV phục hồi nhanh chóng và hiệu quả, quay lại đỉnh cao sự nghiệp".Bác sĩ cũng nhấn mạnh, việc đưa Xuân Son về Việt Nam cũng giúp anh tạo thêm sự gắn kết với cộng đồng bóng đá trong nước. Cộng đồng yêu mến và theo dõi cầu thủ này sẽ cảm thấy an tâm và tin tưởng hơn khi anh được điều trị tại quê nhà, đồng thời cũng tăng cường tinh thần đoàn kết trong đội bóng và toàn thể người hâm mộ. Ca phẫu thuật của Xuân Son được thực hiện tại Việt Nam là một quyết định hợp lý và kịp thời. Không chỉ về mặt chuyên môn mà còn ở các yếu tố tinh thần, chi phí và sự an tâm về lâu dài, đây là lựa chọn tối ưu giúp Xuân Sơn nhanh chóng hồi phục và trở lại sân cỏ trong trạng thái tốt nhất.

Hiệu quả cao từ nuôi heo bằng thảo mộc
Sở hữu căn hộ đa tiện ích, trung tâm thành phố, thanh toán chỉ 1%/tháng
Dự lễ trao giải VBA Awards 2023, ông Nguyễn Bảo Hoàng - Chủ tịch Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam cho biết: “Ở mùa giải năm nay, CLB Saigon Heat tiếp tục là nhà vô địch. Tuy nhiên nếu nói về chiến thắng, chúng ta đã thành công ở nhiều góc độ, như việc giải đấu trưởng thành hơn trong mặt tổ chức, có nhiều người hâm mộ hơn, các cầu thủ cũng tiến bộ hơn. Một điều quan trọng nữa tôi tin là với các đội năm nay, bất kể chúng ta đã thắng hay thua thì năm sau chúng ta vẫn muốn trở lại và giành chiến thắng. Mong rằng chúng ta hãy cùng nhau tiếp tục xây dựng nên một giải đấu tuyệt vời”.
Khánh Thi bất ngờ với màn trình diễn flashmob của học sinh THPT tại TP.HCM
Các sư sãi ở Campuchia kiến nghị đổi màu trang phục của tù nhân vì có màu khá giống với áo cà sa của họ nên dễ gây nhầm lẫn.Tờ Khmer Times ngày 21.2 đưa tin các sư sãi ở Campuchia vừa đề nghị Bộ Nội vụ nước này đổi màu trang phục của các tù nhân, do có màu cam nên nhìn giống màu vàng nghệ của áo cà sa, khiến nhiều người dễ nhầm lẫn. Thượng tọa Khim Sorn, Chủ tịch Ủy ban thư ký Hội đồng Tăng thống Phật giáo Campuchia, cho biết các nhà sư và ni cô thường mặc áo cà sa màu nâu sẫm và màu nghệ tây, được đặt tên theo loại thuốc nhuộm vải màu nghệ tây.Theo ông, các nhà sư dùng màu này vì nó tượng trưng cho ngọn lửa, biểu thị cho chân lý và giác ngộ. Tuy nhiên, màu này tương tự như màu được sử dụng trên quần áo của tù nhân, nên có thể gây nhầm lẫn cho công chúng, ông nói thêm."Tôi muốn đề xuất với Bộ trưởng Nội vụ cũng như các bộ liên quan khác xem xét việc thay đổi màu sắc đồng phục của tù nhân. Tôi muốn đề nghị tất cả các nhà tù không để tù nhân mặc quần áo có màu tương tự như áo cà sa vì các nhà sư có thể bị nhầm là tù nhân", ông nói.Gần đây, hình ảnh một nhóm tù nhân được đưa đi trên xe cảnh sát ở Phnom Penh được chia sẻ trên mạng xã hội và khiến nhiều người bị sốc. Những tù nhân này mặc đồ nhìn như đồ của sư sãi và còn cạo đầu, khiến nhiều người ban đầu tưởng họ là các nhà sư. Nhà sư Phon Pheakdey tại Campuchia cũng đề nghị Bộ trưởng Nội vụ Sar Sokha thay đổi màu quần áo tù nhân. Ông giải thích rằng vẻ ngoài của những tù nhân cạo đầu khiến những quốc gia Phật giáo khác liên tưởng các nhà sư với phạm nhân. Trung tướng Nuth Savna, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Trại giam thuộc Bộ Nội vụ Campuchia, cho biết cảnh sát đã chọn màu cam cho đồng phục của tù nhân vì lý do an ninh."Nhà chức trách sử dụng màu này vì nó sáng, rõ ràng, dễ theo dõi và màu này không được ưa chuộng lắm. Nếu một tù nhân trốn thoát, chính quyền và công chúng sẽ dễ dàng hợp tác hơn trong việc tìm kiếm và phát hiện ra tù nhân đó", ông giải thích.Bộ Nội vụ Campuchia chưa lập tức đưa ra bình luận về những kiến nghị trên.
VEGAS79
Hoạt động nghệ thuật cả năm dài, vẽ và vẽ, nhưng định thành một khái niệm vẽ tết ở cùng một đề tài, không nhiều họa sĩ đeo đuổi. Ba nhân vật giới thiệu trong bài, mang 3 phong cách - ngôn ngữ - cá tính - tư duy hội họa khác biệt nhau, nhưng mang điểm chung là đều vẽ về tết. Miền tết ấy, là những "phẫu thuật" đến tận cùng vẻ đẹp hoa đào của người được mệnh danh là họa sĩ hoa đào: Nguyễn Hữu Khoa; hay là những gian bếp củi đơn sơ mà ấm nồng, gợi về thời gian khó những cái tết mà họa sĩ Nguyễn Minh từng trải nghiệm thời thơ ấu. Ở một góc tết khác qua tranh lụa, họa sĩ Vũ Thùy Mai lại đem đến kết nối của quá khứ vào hiện tại, với nét đẹp diệu huyền, đậm niềm hoài cổ.Đã hơn 15 năm qua, cứ tết về, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa lại trình làng cho anh em văn nghệ và người yêu nghệ thuật những tác phẩm hoa đào đặc biệt. Phải gọi là đặc biệt, bởi tác giả là dân làng đào Nhật Tân, sinh ra và lớn lên trong gia đình trồng hoa đào, nên anh có góc nhìn và cách biểu hiện về hoa đào theo ngôn ngữ riêng. Mỗi độ tháng chạp, khi đường đê sông Hồng và quanh làng đào Nhật Tân chen chúc hoa đào đợi người mua chơi tết, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa lại rong ruổi qua các nhà thân quen chuyện trò, ngắm nghía, cảm nhận và… thấm nét đẹp của đào để đưa vào hội họa.Hữu Khoa bảo: "Cây đào khi nở, từ đào phai, đào bích, nếu nhìn qua chỉ thấy các bông cùng một tông màu, chẳng có gì khác biệt, nhưng nếu dành thời gian quan sát kĩ, sẽ thấy mỗi bông hoa, từng búp lá, đều mang những sắc thái rất riêng, và đều đẹp". Đấy là mới nghe Hữu Khoa tả về hoa, có dịp cùng anh mỗi mùa tết rong chơi các vườn đào, mới thấy đằng sau vẻ đẹp rung rinh, mong manh của sắc hoa, là cả thế giới diệu kỳ được lý giải thật cặn kẽ. Muốn cổ kính, xù xì già nua, hoài cổ… những gốc đào thế là lựa chọn hàng đầu. Rồi đến đào vọt, đào huyền, đào dông, đào cành, đào chậu… chuyển qua màu sẽ có đào bích, đào phai, đào thất thốn… Tất cả cùng là đào nhưng bao điều khác biệt. Những khác biệt cặn kẽ đến chi tiết siêu nhỏ như gân lá, nút hoa, cánh hoa, nhụy vàng… được Hữu Khoa diễn lên toan thành tác phẩm. Vẽ cho giống hoa đào với Hữu Khoa không là điều khó, bởi ngoài bề dày là cư dân làng đào, cùng 15 năm vẽ đào ngày xuân, nhìn lại cả chặng dài sáng tác ấy, thấy rõ những chuyển biến khác biệt, vẫn là rực rỡ, tươi vui, và… rất đào, hiện đại, trẻ trung chứ không bị sa đà vào đặc tả sến súa. Nói về cảm nhận và cách thể hiện đề tài đào xuân bền bỉ sau ngần ấy năm, Hữu Khoa chia sẻ: "Tôi muốn tìm cách thể hiện mới theo từng năm với đề tài hoa đào. Càng về sau, tôi không tập trung miêu tả vào chi tiết như trước, mà chỉ gợi hình để tác phẩm đem lại nhiều cảm nhận cũng như tăng tính đương đại hơn là nghĩ về một tác phẩm hoa đào truyền thống". Miền xuân ấy của họa sĩ Vũ Thùy Mai, với những tưng bừng, rạng rỡ, nhưng không quá chói gắt, va đập của những gam màu mạnh, nóng, mà được biểu hiện theo phong cách đồng hiện, rõ ràng, nên thơ, dịu dàng trên lụa - chất liệu yêu thích trong sáng tác của họa sĩ những năm gần đây. Nhành mai trắng, chậu thuỷ tiên rực nở, mâm trái cây ngũ quả… Những chi tiết gợi về tết được khai thác nhiều trong tác phẩm của Vũ Thùy Mai.Nữ họa sĩ chia sẻ lý do: "Cuộc sống vốn nhiều bộn bề, lo toan, nên khi vẽ, tôi muốn gửi vào đó mong vọng cuộc sống an lành, tươi vui, nhẹ nhàng, thư thái. Không khí của mùa xuân, hoa lá đem lại cho tôi nguồn năng lượng tích cực. Tôi cũng là người yêu thích hoa, quanh cuộc sống của tôi ở gia đình cũng phủ đầy hoa lá". Đi vào chi tiết trong từng tác phẩm hoa xuân của Vũ Thùy Mai, lại thấy những nhấn nhá, kín đáo, e ấp chứ không phô trương, các cổ vật tiêu biểu thuộc các thời kỳ lịch sử gốm Việt, từ gốm hoa nâu thời Lý cho đến gốm hoa lam thời Lê Sơ, cả đồ sứ ký kiểu của triều Nguyễn. Sự kết nối sắc xuân từ hoa lá vào cổ ngoạn, lấp đầy không gian kiến trúc cũng được tinh chọn đậm phong cách thuộc địa từ các biệt thự cổ xưa thời Pháp thuộc, tạo cho từng tác phẩm những nét quen, những cảm xúc hoài niệm, đong đầy tình cảm. Những dắt díu từ cổ xưa vào đương đại, Vũ Thùy Mai cho biết nguyên cớ: "Bố cục các tác phẩm là sự sắp đặt có chủ ý, nhất là mảng tĩnh vật thông qua các hiện vật sưu tầm. Tôi muốn tranh của mình biểu hiện sự tĩnh tại, cổ vật gợi về niềm hoài cổ, còn hoa lá tươi vui là những gì của thực tại. Khi hai chi tiết ấy kết nối vào nhau, cũng cần ở bản thân tôi sự nhẫn nại, chậm rãi, vẽ thong thả, vẽ kỹ… Một bức tranh trung bình tôi mất một đến vài tháng thể hiện, đó cũng là cách tôi tự khiến mình tịnh lại để nhìn cuộc sống chậm hơn, cho tôi sự cân bằng". Nhìn vào miền xuân của Vũ Thùy Mai, thấy ngay ở đó cái rực rỡ của hoa xuân, nắng xuân, của những chỉn chu, quý phái, họa nên một không gian tết có xưa cũ, có hiện đại, tạo nên sự kết nối liền mạch thú vị, đậm nét Việt. Họa sĩ Nguyễn Minh, được bằng hữu trong giới nghệ thuật đặt cho biệt danh là "Minh phố" vì Minh hay vẽ phố. Nhưng một đề tài ngoài phố mà Minh theo đuổi mỗi khi tết về, ấy là vẽ bếp lửa. Nguyễn Minh nêu lý do: "Cứ tầm trước tết khoảng một vài tháng, tôi gác lại mọi thứ, chỉ vẽ đề tài về bếp, đến nay cũng đã hơn 6 năm rồi. Bếp lửa quê đối với tôi là một thời tuổi thơ, là những năm tháng sống với gia đình, ông bà nơi quê xa miền nông thôn. Bếp lửa với tôi là hoài niệm, khi tết về, tôi muốn vẽ lại hoài niệm từ những cảm nghiệm ký ức". Góc bếp của Nguyễn Minh, giản đơn chỉ với bếp lửa hồng, liễn mỡ, siêu nước, nồi bánh chưng, những khúc củi… nhưng khiến nhiều người rưng rưng bởi chạm vào ký ức của một thời thương nhớ. Nguyễn Minh nói thêm: "Ở quê có nhiều trải nghiệm, ký ức, nhưng tôi chọn góc bếp vì đó là nơi đoàn viên của cả gia đình. Nổi lửa là thấy ở đó sự ấm no, là khởi đầu cho ngày mới. Ngày tôi còn nhỏ, tôi được giao việc mỗi sáng phải thổi cơm xong rồi mới ra ngoài, nên nhiều tác phẩm về bếp, tôi đặt là Một ngày mới". Cùng là bếp, nhưng qua từng năm, Nguyễn Minh cũng có những cách thể hiện khác biệt. Bếp buổi nắng sớm, khác với bếp lúc ban chiều, bếp củi cũng là những gì đang hiện hữu, và cũng mất đi khi làng đã lên phố. Vẽ bếp, như để tìm lại chút lặng ngày xuân, tận hưởng những đủ đầy hôm nay và lắng lòng mình lại nhớ về những hoài niệm đẹp, giản đơn nơi bếp củi bập bùng.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư